Vì sao người Do Thái lại lưu lạc khắp nơi trên thế giới?
Trên thế giới, người Do Thái là một dân tộc hiếm có, vì
họ sống tản mác trên khắp thế giới nhưng vẫn còn lưu giữ được các đặc điểm của
dân tộc mình. Trong lịch sử, người Do Thái đã phải trải qua nhiều khổ ải trầm
trọng. Trong Chiến tranh Thế giới II, họ đã bị Đức Quốc xã giết hại hơn sáu
triệu người, để lại một trang sử đẫm máu trong lịch sử nhân loại
Người Do Thái là con cháu dân Hebrơ (Hebreux) sống trên
vùng đất Palextin ngày nay từ 3500 năm trước. Khoảng năm 1021 trước Công
nguyên, nơi đây đã hình thành một vương quốc thống nhất, định đô tại Jerusalem.
Đến thế kỷ X trước Công nguyên, vương quốc này chia thành hai nước là Ixaren ở
miền Bắc và Juda ở miền Nam. Sau đó (khoảng thế kỷ VIII trước Công nguyên) hai
vương quốc này bị người Asyri (ở vùng Đông Bắc Irắc ngày nay) xâm chiếm.
Thế kỷ VI trước Công nguyên, Jerusalem bị vương quốc
Babilon (Irắc ngày nay) tiêu diệt. Dân chúng bị bắt làm tù binh đưa đến Babilon
và trở thành nô lệ. Đây là thời kỳ hình thành đạo Do Thái. Về sau, những người
Do Thái đã được phóng thích lại quay về Jerusalem và lập nên quốc gia của mình
là quốc gia Juda.
Trong thế kỷ I trước Công nguyên, họ lại bị người La Mã
chinh phục. Người Do Thái đã tổ chức hai cuộc khởi nghĩa lớn để chống lại người
La Mã nhưng đều bị đàn áp. Phần lớn người Do Thái bị giết, còn tất cả những
người may mắn sống sót đều bị xua đuổi. Từ đó, người Do Thái phiêu bạt khắp nơi
đất khách quê người.
Rất nhiều người Do Thái, sau khi di cư đến châu Âu, bị
nhà cầm quyền theo Cơ Đốc giáo coi là kẻ phản bội Chúa Cứu thế Jesus nên đã bị
bức hại, không được quyền sở hữu đất đai. Vì thế, dân Do Thái chủ yếu sống dựa
vào buôn bán. Nhưng khi tích luỹ được một số tài sản, họ lại bị giai cấp thống
trị nơi đến cư trú tìm cách cướp đoạt, giết hại và xua đuổi. Vậy người Do Thái
chỉ còn cách rời đến ở nơi khác. Vì lý do đó, hàng ngàn năm nay, dân tộc Do
Thái đã dần dần phiêu bạt, tản mát khắp nơi trên thế giới.
0 nhận xét: