Thành Vaticăng nằm ở đâu?

Góc Tây Bắc thàn Rôm nước Ý có một ngọn đồi gọi là Va-ti-căng. Trên ngọn đồi có một nhà thờ lớn nhất thế giới, gọi là nhà thờ Xanh Pi-tơ, quanh đó có một số cung điện to đẹp đàng hoàng, người ta gọi là cung giáo hoàng. Ngọn đồi Va-ti-căng nhỏ bé đó lại là một quốc gia có chủ quyền độc lập hẳn hoi. Tên chính thức của đất nước này là “Thành quốc Va-ti-căng”. Lãnh thổ chỉ vẻn vẹn có 0,44 km2, chỉ bằng cố cung của Trung Quốc. Dân số cũng chỉ hơn 1.000 người… Nhưng có đủ cả bưu điện, phát thanh, truyền hình, ngân hàng và một đội quân thường trực gồm 100 vệ sỹ người Thuỵ Sỹ, giáp trụ nghiêm chỉnh. Nước này cũng thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới. Mặc dù vậy, nhà vua, tức giáo hoàng La Mã của thành Va-ti-căng vẫn than thở: “Thời thế đổi thay, nay không còn như xưa nữa”.



Tại sao vậy? Năm 754, Quốc vương của vương quốc Lông-bac-đi chiếm cứ phía Bắc I-ta-lia là A-xtôn-phơ (Astolfe) đem quân đánh xuống phía Nam, tấn công vào La-vi-ni-um, trung tâm thống trị của đế quốc La Mã tại Ý, bao vây thành Rôm, nơi ở của Giáo hoàng. Giáo hoàng Xtê-phan II đã phải cầu cứu vua Pháp là Pê-panh giải cứu thành Rôm.

Năm 754, Pê-panh đánh bại người Lông-bac-đi, giải vây cho thành Rôm. Pê- panh dâng tặng Đức Giáo hoàng miền Trung nước Ý dành được trong chiến tranh, bao gồm vùng La-vi-ni-um và vùng phụ cận thành Rôm. Từ đó Giáo hoàng lập nên một nước của Giáo hoàng ở miền Trung nước Ý, thành Rôm trở thành thủ đô của nước Giáo hoàng.

Từ năm 926 trở đi, nước Giáo hoàng trở thành một bộ phận của đế quốc La Mã thần thánh. Năm 1198 Anh-nô-xăng III đăng quang lên chức Giáo hoàng, ông nêu cao quyền lực của Giáo hoàng, ép vua các nước châu Âu phải cúi đầu nghe lệnh. Quyền lực của Giáo hoàng đạt đến đỉnh cao.

Cuối thế kỷ XVIII, quân đội Na-pô-lê-ông quét ngang châu Âu, chiếm Rôm, Giáo hoàng Pi-e VI bị mất quyền lực thế tục, chịu mất lãnh thổ của nước Giáo hoàng. Nước Giáo hoàng thành lập nước Cộng hoà Rôm. Mặc dù nước Giáo hoàng sau này được phục hồi, nhưng không còn được như xưa nữa.

Phong trào thống nhất nước Ý sôi nổi năm 1870, nhân dân Ý tấn công vào nước Giáo hoàng và nước Giáo hoàng sáp nhập vào vương quốc I-ta-lia. Tên nước Giáo hoàng không còn nữa.

Năm 1929, Mut-xô-li-ni tên đầu sỏ phát xít Ý muốn được sự ủng hộ của Giáo hoàng, đã ký với Giáo hoàng một hiệp định: Italy công nhận Va-ti-căng là quốc gia có chủ quyền của Giáo hoàng. Giáo hoàng công nhận sự diệt vong của nước Giáo hoàng. Italy tách Va-ti-căng ra khỏi thành Rôm, để Giáo hoàng lập nên một trong một nước, đó là “thành Va-ti-căng” (Toà thánh Va-ti-căng).

0 nhận xét: