Tại sao Giáo hoàng La Mã có Thập tự quân?
Mùa xuân năm 1095, Giáo hoàng La Mã triệu tập một Hội
nghị Giáo hội, thì có sứ giả của Đông La Mã đến xin gặp đưa tin khẩn cấp của
Hoàng đế La Mã A-lê-xi-ut Đệ nhị, cầu mong Giáo hoàng ra quân cứu viện, thánh
địa Giê-ra-xa-lem (Jerusalem) bị các giáo đồ I-xlam (Ixlam) chiếm mất rồi.
Giáo Hoàng Uyêc-banh đệ nhị vốn đã muốn phát triển thế
lực sang phương Đông từ lâu, lập tức đồng ý chấp nhận đề nghị cử binh sang giúp
Đông La Mã.
Đến tháng 11, Uyêc-banh triệu tập Đại hội động viên Thập
từ quân đông chinh. Giáo hoàng kêu gọi các giáo đồ từ mọi nơi kéo đến: “Thượng
đế yêu cầu chúng ta giải cứu anh em Cơ đốc của chúng ta ở phương Đông, giành
lại thánh địa Giê-ra-xa-lem, ở phương Đông có vô vàn vàng bạc…
Diễn văn của Uyên-banh đã kích động tình cảm tôn giáo
cuồng nhiệt của giáo dân.
Sau hội nghị, họ tranh nhau lấy giá chữ thập bằng vải đỏ
khâu vào trang phục của mình để biểu trưng là Thập tự quân. Giáo hoàng định ngày
15-8-1096 là ngày xuất chinh, lấy Công-xtang-ti-nôp làm nơi tập kết. Từ đó bắt
đầu một cuộc thập tự chinh về phương Đông kéo dài đến hai trăm năm. Vì đạo
Ix-lam lấy biểu tượng là trăng lưỡi liềm nên cuộc chiến tranh này còn gọi là
“Cuộc chiến giữa thập tự và lưỡi liềm”.
Trong thập tự quân vừa có những giáo sĩ trung thành, vừa
có cả bọn lưu manh. Có người chiến đấu vì Chúa, có kẻ cầu mong sự cướp bóc vơ
vét vùng đất bị chinh phục, có những người mong rằng qua cuộc Đông chinh, sẽ
rửa sạch được tội lỗi.
Mùa xuân năm 1096, một cánh Thập tự quân do các nông dân
Pháp, Đức hợp thành, khoảng một vạn người, do sự kích động tôn giáo vội vã đến
Tiểu Á đánh trận đầu tiên. Những con người đáng thương này vừa thiếu vũ khí,
lại không có kiến thức quân sự, kết quả đã bị quân Thổ Nhĩ Kỳ đánh cho tan tác.
Lần thất bại này không làm nguôi đi bầu máu cuồng nhiệt
chiến tranh. Mùa xuân năm sau, một cánh quân Thập tự quân khoảng 3 vạn người do
các Chúa phong kiến Pháp, Đức, Ý chỉ huy đã chia làm nhiều đường tiến vào
Công-xtan-ti-nôp. Tháng 6 năm 1099, Thập tự quân bao vây Giê-ru-xa-lem.
Ngày 15-7, sau một hồi hỗn chiến, thành Giê-ru-xa-lem đã
bị chiếm và đã bị tắm trong máu. Thập tự quân trả thù, tàn sát không thương
tiếc. Thây người ngổn ngang, máu chảy thành sông. Hơn một vạn người vào tị nạn
trong đền thờ Ô-ma bị giết hết, họ đều là những người già, phụ nữ và trẻ em.
Thập tự quân lấy Giê-ru-xa-lem (Jerusalem) làm thủ đô,
xây dựng nên Vương quốc Giê-ru-xa-lem. Công tước Gô-đơ-froa đơ Bui-ông
(Godefroy de BuoiUon), người Pháp được đưa lên làm vua. Ngoài ra, người ta còn
lập nên Công quốc An-ti-ôt, Bá quốc Ê-đet-xa và Bá quốc Tri-pô-li, về danh
nghĩa ba nước này đều phụ thuộc vào Vương quốc Giê-ru-xa-lem. Nhưng cuộc chiến
giữa Chữ thập đỏ và Lưỡi liềm vẫn chưa kết thúc.
Giáo dân Ix-lam chiếm lại Giê-ru-xa-lem và các thị thành
khác. Thập tự quân muốn chiếm lại những phần đất đã mất. Năm 1203, Thập tự quân
Đông chinh một lần nữa, nhưng lần này họ đánh cướp thủ đô Đông La Mã,
Công-xtan-ti-nôp, giết hại chính những người anh em Cơ Đốc của họ. Từ đó sự
cuồng nhiệt Đông chinh của Thập tự quân mới chấm dứt.
Thập tự quân Đông chinh tất cả 8 lượt. Giáo hoàng cũng
muốn tổ chức lần thứ 9, nhưng không còn ai nghe theo nữa. năm 1291, Ai Cập thu
hồi nốt của Thập tự quân cứ điểm cuối cùng, thành Ac-co, đánh dấu sự thất bại
hoàn toàn của Thập tự quân.
0 nhận xét: