Tại sao lại nảy sinh cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cu-ba?
Cu-ba là một đảo quốc nằm trên vịnh Ca-ri-bê, nằm vào
khoảng giữa Bắc Mỹ và Nam Mỹ, cách bang Flo-ri-da của Mỹ chỉ vài chục hải lý.
Nơi đây rừng và tài nguyên khoáng sản rất phong phú, nổi tiếng nhất là ngành
mía đường.
Năm 1959 sau khi cách mạng Cu-ba thành công, Ca-xtơ-rô
tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, giao đất cho nông dân, quốc hữu hoá các xí
nghiệp mà vốn dĩ trước đây là của các nhà tư bản Mỹ. Trước sự đe doạ trả đũa về
kinh tế của Mỹ, Mỹ tuyên bố cấm nhập đường của Cu-ba. Cu-ba đã tìm đến sự giúp
đỡ về viện trợ kinh tế của Liên Xô.
Sau thắng lợi của Cu-ba ở vịnh Con Lợn. Cu-ba lo ngại Mỹ
sẽ có hành động với quy mô lớn hơn nên đã đề nghị Liên Xô hỗ trợ và giúp đỡ về
quân sự. Liên Xô đồng ý giúp đỡ và bí mật dùng hai tầu vận tải đưa tên lửa
chiến lược sang Cu-ba.
Ngày 14 tháng 10 năm 1962, máy bay trinh sát U2 của Mỹ đã
chụp được hình ảnh các căn cứ tên lửa chiến lược của Liên Xô tại Cu-ba. Nhà
trắng nhận định: tên lửa của Liên Xô đặt tại Cu-ba có thể phóng cùng một lúc 40
đầu đạn hạt nhân. Chỉ cần sau 2 – 3 phút, nhiều mục tiêu trên nước Mỹ sẽ bị tấn
công. Sau nhiều lần đắn đo cân nhắc tìm đối sách tốt nhất, cuối cùng Ken-nơ-đi
đã xác định phương án khả thi.
Chiều ngày 22 tháng 10, Ken-nơ-đi tuyên bố trên truyền
hình nước Mỹ rằng: “Mỹ tiến hành phong toả Cu-ba bằng đường biển. Bất cứ tàu
thuyền nào đi qua vòng phong toả đều bị tiêu diệt”. Đồng thời Mỹ cử 180 chiến
hạm bao vây chặt Cu-ba, ngoài ra còn có 250.000 bộ binh, 95.000 quân lính thuỷ
đánh bộ và lính dù sẵn sàng tấn công Cu-ba.
Liên Xô tuyên bố sẵn sàng chiến đấu và sẽ bắn chìm bất cứ
chiếc tàu nào của Mỹ muốn ngăn cản tàu của Liên Xô, tiếp theo là 25 chiếc tầu
buôn hành quân đi về hướng Cu-ba.
Khoảng trưa ngày 24, đội tàu buôn của Liên Xô đi tới
tuyến phong toả của Mỹ. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh có thể xảy ra.
Thời gian trôi đi từng phút, từng phút một. 10 giờ sáng
đúng, các tàu chiến hạm và tàu ngầm của Mỹ sẵn sàng nhả đạn. Đến 10 giờ 32
phút, một bộ phận tàu buôn của Liên Xô chững lại không đi tiếp và quay đầu trở
lại, còn mấy chiếc sau khi quân Mỹ lên kiểm tra xác nhận không chở vũ khí tấn
công, cho phép qua tuyến phong toả. Ngày hôm sau Khơ-rut-xôp gửi cho Ken-nơ-đi
một bức thư đề nghị: “Chỉ cần Mỹ đảm bảo không tấn công Cu-ba, Liên Xô sẽ rút
hết tên lửa ra khỏi lãnh thổ Cu-ba. Đồng thời yêu cầu Mỹ rút hết tên lửa đặt
tại Thổ Nhĩ Kỳ”.
Sau 13 ngày khủng hoàng tên lửa ở Cu-ba, cuối cùng Liên
Xô cũng đồng ý rút hết tên lửa khỏi Cu-ba. Liên Xô đã đưa tàu vào rút hết tên
lửa đi dưới sự giám sát của quân Mỹ. Ngày 20 tháng 11, Mỹ tuyên bố giải toả
Cu-ba.
0 nhận xét: