Tại sao các hoàng đế của nước Nga được gọi là Sa hoàng?
Về vấn đề này, đầu tiên phải nói tới nhà độc tài của
thành La Mã thời cổ đại Cesar. Năm 45 trước Công nguyên, Viện Nguyên Lão La Mã
đã dựa vào chiến công của Cesar cũng như quyền thế và tài sản cực lớn của ông
ta để tuyên bố Cesar là nhà độc tài trọn đời. Tuy rằng hồi bấy giờ, La Mã theo
thể chế cộng hoà cổ đại, nhưng quyền lực cá nhân của Cesar đã lên tới đỉnh cao.
Sau khi ông chết đi, tên của ông đã trở thành từ tượng
trưng cho kẻ độc tài, cho kẻ quân chủ chuyên chế, vì thế nhiều tay quân chủ
chuyên chế ở các nước phương Tây đã dùng Cesar làm danh hiệu của mình, để nói
lên quyền thế và uy lực tối cao của mình.
Ngày 16 tháng giêng năm 1547, hoàng đế Ivan Đệ Tứ của
nước Nga (cũng gọi là Ivan Hung Bạo) lên nắm quyền. Tước hàm chính thức của ông
là Đại công tước Moxcva và toàn cõi Nga. Ivan Đệ Tứ đã không thoả mãn với cái
tước hiệu Đại công tước, vì thế lúc đội mũ miện, ông tự xưng là Sa hoàng. Chữ
Sa là chuyển âm của từ La tinh Cesar, tức là ông ta tự coi mình là Cesar và tỏ
ý rằng mình sẽ trở thành độc tài của toàn cõi Nga, xây dựng lại một đế quốc
cường thịnh như La Mã xưa. Từ đó Sa hoàng trở thành danh hiện của các quân
vương ở Nga. Còn nước Nga trở thành “Nước Nga của Sa hoàng”.
Năm 1721, Pitotr Đại Đế đổi danh hiệu là Hoàng đế, nhưng nói
chung người ta vẫn gọi ông là Sa hoàng và có khi dùng cả Sa hoàng lẫn Hoàng đế.
0 nhận xét: